Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

HƯỚNG DẪN CHUYỂN TỪ FILE WORD SANG PDF VỚI MS WORD 2007


HƯỚNG DẪN CHUYỂN TỪ FILE WORD SANG PDF VỚI MS WORD 2007
PDF (Portable Document Format – định dạng tài liệu di động) là một định dạng tập tin văn bản khá phổ biến được phát triển bới hãng Adobe Systems. PDF là một định dạng văn bản được ưa chuộng và sử dụng nhiều vì các lợi điểm sau:
• Văn bản PDF phần lớn được hiển thị giống nhau trên các môi trường làm việc khác nhau (Windows, Mac, Linux…) mà không bị vấn đề về font chữ như MSWord.
• Ngoài ra PDF cũng giúp bảo về bản quyền tác phẩm tốt hơn vì các người dùng gần như không thể biên tập lại các bản PDF đã được phát hành, việc này giúp bảo về nội dung của tài liệu gốc tốt hơn.
• Có thể tối ưu hóa dung lượng, hình ảnh đính kèm cho việc phát hành qua Internet.
Mình nghĩ trước khi đi in các bài tập lớn hay đồ án các bạn nên xuất sang phải PDF để tránh việc nhảy font chữ, nhảy trang cũng như bị cắt góc.
Công việc này chỉ mất 30 giây mà tránh được rất nhiều rủi ro.
Chúc các bạn thành công
Nếu Msword chưa có chương trình save DPF các bạn có thể tải ở đây
http://www.microsoft.com/en-us/download/details.aspx?id=7
Chúc các bạn thành công

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Câu Hỏi đồ án nền móng

Câu lạc bộ X50 – ĐHXD


Câu 1: pmax≤ 1.2 [p] như vậy tại vị trí pmax có bị phá hủy không?
[p] = pgh/Fs với Fs thường lấy giá trị 2.0 – 3.0 do đó với pmax = 1.2[p] ta có hệ số an toàn thực sự Fs* = pgh/1.2[p] = Fs/1.2 có nghĩa là pmax ≤ 1.2[p] tương đương với hệ số an toàn Fs* ≥ (2.0 – 3.0)/1.2 > 1.0 nên không có sự “phá hủy” xảy ra với nền!
Nêu hiểu điều kiện không chế (giới hạn) ở đây là pmax≤ k.[p] với k là hệ số tận dụng điều kiện làm việc của đất nền trên một phạm vi hạn chế nhằm mục đích tiết kiệm . Theo TCXD 45-1978 hiện vẫn áp dụng thì k có thể áp dụng đến 1.5 cho trường hợp lệch tâm hai phương!

Câu 2: Trong tính toán sức chịu tải của nền có bao giờ tính đến trường hợp mưa lũ hay nước ngầm dâng đột ngột không?
Việc phân tich có bao gồm cả tình huống nước dâng được đặt ra khi có đủ lý do chưng tỏ nguy cơ đó xuất hiện, chẳng hạn thiết kế thỏa mãn tần suất mưa/lũ nào đó theo yêu cầu cho công trình cụ thể. Việc tính toán này thường làm tăng kích thước/độ sâu đặt móng ví sự xuất hiện áp lực nước lỗ rỗng không móng muốn do nước dâng làm giảm cường độ của đất nền.

Câu 3: Thầy cho em biết cơ sở tính toán công thức E0ch = (1 – f)E0 + f.Ectrong cọc cát.
Đây là công thức gần đúng xây dựng trên cơ sở trung bình có trọng số trong đó trọng số chính là tỉ diện tích của cọc cát trong một đơn nguyên xử lý (xem Chương 3 – Giáo trình Nền và móng)

Câu 4: Trong tính toán kiểm tra móng khối qui ước của móng cọc đài thấp khi tính jtb có công thức ... nhưng khi tính thường bỏ qua những lớp đất yếu thì jtb= ? . Nếu ta coi tất cả các lớp đất là như nhau và tính toán jtb cho cả lớp đất yếu có được không” làm như thế có an toàn hơn không?
Móng cọc được coi như một khối không biến dạng (còn gọi là móng khối qui ước) với kích thước xác định dựa vào góc huy động đất xung quanh tham gia vào sự làm việc của hệ thống cọc và đất giữa và xung quanh các cọc. Phạm vi huy động có thể xác định theo nhiều đề nghị khác nhau. Hiện có hai cách thông dụng là xác định theo a = jtb/4 bắt đầu từ mép ngoài của cọc biên kể từ độ sâu đáy đài và a = 30 kể từ 1/3 dưới cùng của cọc. Khi xây dựng theo cách đầu thì jtb là góc ma sát trong trung bình của đất trong phạm vi từ mũi cọc đến đáy đài, kế cả lớp đất yếu có ji = 0 (đương nhiên tích li.ji= li.0 = 0 – nên nhầm tưởng là không kể đến sự có mặt của đất yếu! nhưng dưới mẫu số vần có thành phần li = 0). Theo cách thứ hai (các nước Phương Tây thường áp dụng) nếu cọc đi qua một số lớp đất yếu ở trên thì góc a = 30 được áp dụng từ độ sâu 1/3 dưới cùng của phần cọc trong đất không yếu. Trong trường hợp sau cùng này, nếu kể cả lớp đất yếu nữa thì thiên về không an toàn (vì đáy móng mở rộng trong khi tải trọng không đổi kéo theo độ lún dự báo nhỏ đi!)

Câu 5: Khi nội suy e01, e02 từ đường cong e-p mà pi nhỏ hơn 100 thì độ chính xác không cao do e01, e02 quá bé. Có cách nào nội suy chính xác nhất không?
Để có thể nội suy chính xác hơn trên đồ thị đường cong nén nên biểu diễn quan hệ e – lg(s) vì khi đó trên trục hoành đoạn có giá trị snhỏ sẽ được dãn rộng ra. (lg(10) = 1; lg(100) = 2 ta có Dlgs = 1; lg(100) = 2; lg(200) ta có Dlgs = 0.3... hay khoảng từ lg(10) đến lg(100) trên trục hoành rộng hơn khoảng từ lg(100) đến lg(200) đến 3 lần trong khi trên đồ thị e – s đoạn sau có Ds = (100 – 200) = 100 dài hơn đoạn trước Ds = 90.

Câu 6: Sơ đồ nhà trong đồ án có khe nhiệt (hai cột sát vào nhau). Khi tính cốt thep móng chân vịt này phải tính như thế nào? Có cần kiểm tra lại kích thước đáy móng (theo cường độ - biến dạng) không?
Việc kiểm tra kích thước đáy mong vần tiến hành bình thường nhưng cần lưu ý là tải trọng (N0, M0) dùng để xác định ptx phải dời về trọng tâm đáy móng theo nguyên tắc của sức bền vật liệu.
Cốt thép được tính trên cơ sở mô men uốn do phản lực đất lên đáy móng gây ra như những trường hợp khác.

Câu 7: Khi dự báo sức chịu tải của cọc theo thí nghiệm SPT thì Ni lấy theo N hay N60vì nền đất có cả đất dính và đất rời.
Về nguyên tắc, tất cả các giá trị của N phải chuyển đổi về N60 trước khi áp dụng vào phân tích, tính toán. Tuy vậy, nếu công thức áp dụng được viết cho N thì không phải chuyển đổi. Có thể nói các phương tiện (công thức) áp dụng hai giá trị kể trên hiện nhiều tương đương nhau do ngưới ta phát hiện ra sự cần thiết phải qui đổi về N60 hơi muộn nhưng về lâu dài có lẽ nó sẽ chiêm ưu thế. Một khi có đủ kinh nghiệm để áp dụng N60 cho mọi phân tích thì giá trị ban đầu N sẽ trở thành điểm xuất phát theo đúng nghĩa của nó.


Câu 8: Tính thực tế và khả năng áp dụng của Đồ án vào thực tế?
Nội dung của Đồ án và các tình huống thiết kế đều có thể áp dụng vào thực tế vì bản thân nó được lấy từ các công trình thực sau khi giản lược bớt điều kiện địa chất để phương án nền và móng trở nên rõ ràng hơn mà thôi. Đồ án là một cơ hội tập dượt thiết kế trong đó ngoài yêu cầu tập hợp các kiến thức liên quan có trong sách vở từ nhiều môn học khác nhau là khả năng tỏ chức công việc, khả năng trình bày vấn đề và bảo vệ quan điểm của mình. Tất cả các nội dung/yêu cầu đó đều xuất phát từ thực tê và cho thực tế sau này.

Câu 9: Khi so sánh p ≤ [p] và pmax ≤ 1.2 [p] để kiểm tra kích thước đáy móng với sai số >10% có được không? bao nhiêu là thỏa mãn.
Kích thước đáy móng được xác định/lựa chọn theo nhiều yêu cầu khác nhau của các trạng thái giới hạn và hiệu quả kinh tế. Các nọi dung liên quan đến p và pmax chỉ là một phần nhỏ; sai số 5 hay 10% chỉ có tính chất ước định vì bản thân bài toán hiệu quả kinh tế còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, chẳng hạn khả năng thi công; khả năng tận dụng thời tiết...Về kỹ thuật, sai số cần hạn chế trước hết để thể hiện tư tưởng tiết kiệm ngay từ thiết kế và trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng (có thể gọi đó là một bài toán hàm nhiều biến) thì việc lựa chọn yêu tố ưu tiên là khâu quan trọng nhất, các yếu tố khác không cần mà cũng không thể quá ngặt nghèo.
Trong Đồ án môn học, thống nhất hạn chế dưới 10% .

Câu 10: Khi tính toán 2 móng đơn của một công trình, độ lún của 2 móng lệch nhau > 3cm có được không?
Được hay không phụ thuộc chính vào khoảng cách giữa hai móng đó và sự chênh lệch đó có gây ra ứng suất phụ thêm cho kết cấu hay không; ứng suất đó là bao nhiêu và có nguy hiểm cho công trình hay không; có làm thay đổi cốt công trình tại các vị trí liên quan hay không và sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến sử dụng công trình hay không...mới là vấn đề cần quan tâm. Tóm lại là lún/chênh lệch lún gây ra hậu quả gì? có chịu đựng được không? có được phép như vậy không? mới là vấn đề.

Câu 11: Vai trò của giằng móng? Khi nào thì cần có giằng móng và cấu tạo cụ thể của giằng móng.
Giằng móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng/kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ. Ngoài ra giằng có thể sử dụng như dầm dỡ phần tường bên trên. Tùy ý đồ thiết kế của Kỹ sư mà cần phải có móng/nền gia cường dưới giằng hoặc không. Ngoại trừ trường hợp trên giằng có tường bắt buộc phải tính toán cần thận, giằng móng có thể đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu. Nói chung có thể lựa chọn kích thước tiết diện giằng theo nhiệm vụ của nó và các yêu cầu cấu tạo sau đó kiểm tra lại như các cấu kiện BTCT bình thường khác (chẳng hạn, chiều cao chọn theo chiều dài nhịp; bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng tường bên trên...)

Câu 12: Em thấy trong tài liệu Nền móng do Thầy viết có sự chênh lệch giữa pxt và [p] là tương đối lớn. Lý do tại sao chấp nhận được điều đó? Điều đó có tính đến vấn đề kinh tế không?
Trong trường hợp tải trọng lệch tâm lớn thì nên căn cứ vào pmax để tìm kiệm thiết kế kích thước đáy hợp lý. Lưu ý rằng ngay cả như vậy (hạn chế 5/10%..) cũng chỉ là bước lựa chọn ban đầu mà thôi. Thiết kế là một quá trình gần đúng dần cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Quá trình này đòi hỏi ngoài kiến thức là thời gian và trách nhiệm. Phân lớn các ví dụ trong sách mang tính minh họa các bước thực hiện một luồng tư duy đã xác lập trước đó là chủ yếu, các không chế cả về kỹ thuật, cả về “kinh tê” không thể theo sát hoàn toàn: một phần Thầy không cho nó mang nhiều ý nghĩa lăm; phần khác, quan trọng hơn, các yêu cầu cụ thể được nêu ra trong các Nhiệm vụ thiết kế thường được thay đổi theo thời gian xây dựng công trình tuyg thuộc vào Tiêu chuẩn lúc đó/ ý muốn chủ quan của Chủ đầu tư/ trình độ công nghệ ...

Câu 13: Nếu để thỏa mãn yêu cầu kinh tế (<10%) như Thầy nói thì móng sẽ làm lẻ đến cm (ví dụ 1.36m). Như vậy có được không?
Về mặt nguyên tắc thì hoàn toàn được vì chúng ta đang bàn về móng BTCT. Tuy vậy, người ta không làm thế. Một phần, thêm bớt vài cm không đáng bao nhiêu mà đôi khi lại gây khó cho thi công – lợi bất cập hại; phần quan trọng, con số 10% chỉ là ước định chủ quan cho lựa chọn ban đầu chứ không phải qui định của pháp luật. Ngoài ra, trong xây dựng thường có 10% kinh phí dự phòng! Làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn!

Câu 14: Xin Thầy cho biết cách chọn kích thước móng (b x l) mà phải thỏa mãn các điều kiện ptx≤ [p]; pmax ≤ 1.2[p] và {1.2[p] – pmax}/pmax ≤ 5%. Bản thân em thấy rất khó. Thầy chỉ rõ cách làm nhanh để thỏa mãn các điều kiện trên.
Không có cách nào để làm nhanh cả ví chúng ta không xài món mì ăn liền! Để có thể thỏa mãn các điều kiện trên có thể dùng phương pháp đồ thị là nhanh hơn cả: đầu tiện tìm b thỏa mãn đk 1 (xem đồ thị minh họa trang 50 sách Giáo trinh); tương tự cho các điều kiện sau.

Câu 15: Tại sao khi tính lún theo từng lớp phân tố phải chọn hi ≤ b/4?
Không ai bắt buộc như thế cả, đó chỉ là lời khuyên nhằm giảm bớt khối lượng công việc tính toán mà thôi ví trước đây toàn tính thủ công thôi. Bây giờ chỉ với máy bấm tay cũng không ngại gì khối lượng!

Câu 16: Trong móng nông phải đặt thép Fmin = ? và khoảng cách amin = ?
Xem yêu cầu cấu tạo móng, trang 43 Giáo trình. Thường chọn Fmin = 10; amin= 250/300

Câu 17: Nguyên lý tính toán giằng móng? Có thể tính theo sơ đồ không gian được không?
Xem Câu 11 ở trên. Nói rõ thêm tính toán giằng hoàn toàn được thực hiện theo ý đồ thiết kế của Kỹ sư. Có thể khai báo giằng như là một cấu kiện bình thường trong hệ kết cấu tổng thể của công trình để phân tích.

Câu 18: Em đặt móng ở độ sâu 0.4m trên nền cát nhỏ (dày 2m), bên dưới là đất yếu (bùn sét). Việc làm này có hợp lý không? Trường hợp nào không được?
Việc này chỉ hợp lý khi tải trọng công trình đủ bé không gây ra mất ổn định cho lớp đất yếu. Có thể coi đây là trường hợp riêng của thiết kế đệm cát trong đó chiều dày đệm đã bị hạn chế.
Độ sâu đặt móng 0.4m nói chung là tương đối bé do đó phải căn cứ vào cốt 0.00 trong thiết kế kiến trúc, cốt nền xung quanh công trình mới quyết định được 0.4m hay nhỏ hơn nữa có chấp nhận được không.

Câu 19: Khi nào sử dụng tải trọng tính toán và tải trọng tiêu chuẩn trong tính toán móng nông?
Trong phân tích thiết kế nền móng nói chung, chỉ có giá trị tính toán (nếu ta muốn gọi như vậy) của tải trọng được sử dụng cho tính toán với mọi trạng thái. Nên sử dụng thuật ngữ “Tải trọng danh nghĩa” thay cho “Tải trọng tiêu chuẩn” . Giá trị tính toán của tải trọng được xác định từ giá trị danh nghĩa sao cho đảm bảo “an toàn” cho công trình bằng cách tác dụng vào giá trị dnah nghĩa yếu tố an toàn mà ta thường gọi là hệ số vượt tải. Lưu ý, ngay cả khi hệ số bằng 1 thì ý nghĩa của hai giá trị vẫn phải được hiểu khác nhau (đọc lại các trang 25 – 28 của Giáo trình).

Câu 20: Thiết kế móng cọc thì điều kiện kinh tế như thế nào?
Cái gọi là điều kiện tiết kiệm ở đây có rất rất nhiều yếu tố tác động vào. Nói riêng về việc lựa chọn kích thước cọc (Lc, Dc) có thể tạm nêu một tiêu chí là khối lượng bê tông cọc/1 tấn tải trọng hoặc ngược lại tải trọng (tấn)/1 m3 bê tông cọc để so sánh.

Câu 21: Tại sao [P]vl> [P]đn? Chọn [P]vl tương đương [P]đn được không?
Đất nền là thứ trời cho, vật liệu là thứ ta làm ra do đó nên ưu tiên khai thác hết nhưng gì trời cho trước. Chọn tương đương là tốt nhất hiểu theo nghĩa kinh tế giản đơn tuy vậy điều này ít khi đạt được.

Câu 22: Giằng móng đặt ở chân cột và ở đáy móng khác nhau như thế nào?
Đặt ở đâu cũng được, tùy ý thích của Kỹ sư thiết kế là chính. Tuy vậy, về phương diện kết cấu, đặt ở đáy móng làm cho nhịp giằng ngắn lại, độ cứng cao hơn nếu có cùng tiết diện. Nếu độ sâu đặt móng lớn,việc đặt ở cốt 0.0 sẽ làm tăng độ cứng chống uốn của cột, có lợi co cột hơn. Đặc biệt khi có ý đồ giảm độ lệch tâm cho móng thì nên đặt ở 0.00.

Câu 23: Khi dưới móng nông có pmin < 0 thì tính cốt thép như thế nào?
Cần phải tính lại sự phân bố phản lực đất lên đáy móng với quan niệm phần p < 0 lấy p = 0 do đất không có khả năng chịu kéo. Với phản lực mới, việc tính mô men uốn “bản” móng như thông thường.

Câu 24: Nền đất trong Đồ án của em không có thí nghiệm nén e – p, em tính lún theo công thức lý thuyết đàn hồi thì có cần tính và vẽ biểu đồ ứng suất để tính chiều sâu ảnh hưởng không? Em lấy chiều sâu ảnh hưởng Hn = (2 – 3)b có được không? có cần kể đến ảnh hưởng cutra móng gần nhau không?

Nên xây dựng các biểu đồ đó để xác định chiều dày chịu nén một cách tin cậy hơn. Lưu ý khi áp dụng Hn = (2 – 3)b thì b hoặc là bề rông móng hoặc là bề rộng nhà/công trình tùy theo khoảng cách giữa các móng.

Câu 25: Việc cấu tạo và tính toán cho 2 móng đơn sát nhau ở khe lún như thế nào?
Hiển nhiên là phải cầu tạo 2 móng lệch về hai phía. Ở đây móng lệch tâm về hình thưc chứ chưa chắc đã lệch tâm về truyền tải do ảnh hưởng của thành phân mô men ở chân cột từ tải trọng công trình thường làm giảm độ lệch tâm của tổng tải trọng.

Câu 26: Sự khác nhau cơ bản giữa móng băng dưới cột và móng băng dưới tường?
Tải trọng lên móng băng dưới tường chủ yếu do tường gây ra do đó nó xuất hiện trên móng khi được thực hiện làm cho độ cứng chung của hệ móng – tường tương đối lớn, móng được coi là móng cứng; móng băng dưới cột chịu tải trọng tập trung ở chân cột là chủ yếu; tải trọng này xuất hiện khi độ cứng của móng không thay đổi và tương đối bé (do chiều dài móng lớn) nên phải coi là móng có độ cứng hữu hạn (móng mềm). Sự làm việc của hai loại móng này khác hẳn nhau.

Câu 27: Tải trọng khoảng bao nhiêu thì sử dụng cọc khoan nhồi? Đồ án của em có tải trọng chân cột N = 500T, ở độ sâu 26m mới có lớp sỏi sạn, các lớp trên đều xấu, em dùng cọc khoan nhồi có được không?
Tải trọng nào cũng có thể làm cọc nhồi cũng như tải trọng nào cung có thể dùng cọc đúc sẵn. Tuy vậy, do bản chất của cọc nhồi là khó/không thể kiểm soát chất lượng nên chi dùng nó khi không còn cách nào khác, chắng hạn tải trọng quá lớn không thể có đủ chỗ để bố trí cọc đúc sẵn. Với tải trọng 500T hoàn toàn không cần thiết phải dùng cọc nhồi. Một mặt. đây chưa phải là giá trị quá lớn; mặt khác đồ án không hạn chế mặt bằng. Ngoài ra, để có thể đảm bảo được chất lượng cọc nhồi, nên chọn kích thước không dưới 800 và do đó lựa chọn 2 cọc nhồi trở nền quá đắt đỏ.

Câu 28: Làm rõ hơn về giải pháp gia cố cọc cát cho móng băng dưới tường!
Cọc cát được dùng trong gia cố nền trước hết là để nén chặt đất. Biểu hiện của nó là hệ số rỗng ban đầu của đất giảm làm cho đất được chặt hơn, độ lún của nền khi chịu tải trọng công trình sẽ giảm xuống. Ngoài ra, sự có mặt của cát trong đất yếu làm tăng góc ma sát chung của đất làm cho cường độ của đất nền cũng được cải thiện. Một số tiện ích khác xảy ra trong đất thường có tác dụng tốt, chẳng hạn tăng tốc độ cố kết.
Thiết kế cọc cát chủ yếu dựa vào hiểu quả giảm hệ số rỗng, cọc cát cho móng băng cũng không ngoại lệ. Do đó trước hết phải đảm bảo làm giảm hệ số rỗng như mong muốn bằng cách bố trí cách đều các cọc. Nói chung không nên bố trí dưới 3 hàng và trục dọc móng trùng với trục dọc của mặt bằng cọc.

Câu 29: Thế nào là nền đồng nhất? khi nào thì xem nền là đồng nhất?
Nền nói chung không đồng nhất, ngay cả khi chỉ có một loại đất vì thường chỉ có thể tương đối đồng nhất về bản chất vật lý còn tính chất cơ học luôn thay đổi theo độ sâu do ảnh hưởng của ứng suất ban đầu. Trường hợp trong phạm vi ảnh hưởng của công trình (chẳng hạn trong phạm vi chịu lún) nền chỉ có một loại đất và sự thay đổi tính chất cơ học là không đáng kể thì có thể xem nền là đồng nhất. Trong trường hợp này ta gọi là đồng nhất theo nghĩa kỹ thuật. Hai bài toán cơ bản liên quan đến sự làm việc của nền dưới công trình là biến dạng và cường độ do đó cũng có hai khái niệm “đồng nhất” liên quan đến chúng. Nếu cả hai đều có thể xem là đồng nhất thì ta có nền dồng nhất.Ngược lại ta nói nền đồng nhất về biến dạng/về cường độ.

Câu 30: Trong làm nhà có thể đổ giằng ở dưới rồi mới xây bằng gạch hoặc đá được không?
Có thể được và thường gặp khi giằng đặt ở cao trình đáy móng. Một loại cấu tạo khác cũng được gọi là giằng thường đặt ở cốt 0.00 có nhiệm vụ chống thấm lên tường thì đương nhiên phải đặt sau.

Câu 31: Kiểm tra chọc thủng móng với góc 450 lấy cơ sở ở đâu? sao không lấy nhỏ hơn hay lớn hơn?
Góc 450 là góc xuất hiện ứng suất kéo lớn nhất (ứng suất kéo chính) trong cấu kiện chịu ép mặt cục bộ (xem Sức bền vật liệu) do đó là nới nguy hiểm nhất đối với các loại vật liệu có khả năng chịu nén tốt hơn chịu kéo rất nhiều như bê tông. Đảm bảo khả năng an toàn dưới tác dụng của ứng suất kéo lớn nhất cũng có nghĩa là đảm bảo được an toàn của móng do đó tính toán phải thực hiện trên tiết diện đó. Nếu không thể đảm bảo được chỉ nhờ vào bê tông người ta phải bố trí thêm thép xiên chịu kéo vuông góc với tiết diện đó.

Câu 32: Lớp đất lấp dày 1.6m thì đặt đáy đài ở độ sâu 1.6m có chịu được tải trọng ngang hay không?
Đất lấp là thuật ngữ dùng để chỉ loại đất có nguồn gốc nhân tạo không theo một qui tắc nào khi xuất hiện do đó tính chất rất bất thường, độ tin cậy khi sử dụng kém. Tuy vậy không có nghĩa là loại đất yếu, chỉ đơn giản là ta khó có được thông tin về nó mà thôi. Ngoài ra, ngay cả đất yếu cũng có thể tiếp nhận được phần nào tải trọng nên không có lý gì đất lấp không tiếp nhận được tải trọng. Để đám bảo kết quả phân tích có thể tin cậy được, trong trường hợp này ta nền sử dụng đất mới để lấp móng với các chỉ tiêu cơ lý được lựa chọn một cách thích hợp là được.

Câu 33: Trong thiết kế cọc nhồi, ống vách hạ đến độ sâu bao nhiêu? Dung dịch sét có tác dụng gì? có làm giảm ma sát giữa cọc và đất không?
Có hai loại ống vách khác nhau về chiều dài: suốt chiều dài cọc hoặc chỉ một đoạn trên. Trường hợp chỉ sử dụng ổng vách cho đoạn trên với chiều dài hạn chế thì phải căn cứ vào điều kiện đất nền mà lựa chọn sao cho khi thi công sự hoạt động của thiết bị không gây ra sụt lở thành hố đào, không tổn thất dung dịch khoan làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc. Chiều dài thường áp dụng theo kinh nghiệm thi công tại từng khu vực cụ thể, chẳng hạn, ở khu vực Hà nội, chiều dài 5 – 7 m được lựa chọn.
Dung dịch khoan nói chung có tác dụng tạo áp lực ngược từ hố khoan lên thành gây ra dòng thầm dung dịch vào đất, hạn chế đất trên thành lở vào hố. Do dung dịch có độ nhớt cao, dòng thấm dung dịch vào đất để lại trên thành một màng mỏng có tác dụng tăng cường sự ổn định tạm thời của đất trên thành do đó tạo cơ hội nâng cao chất lượng cọc.
Lớp màng để lại trên thành hố ít ảnh hưởng đến ma sát của cọc với đất xung quanh: một mặt, khi bê tông dâng lên,ma sát giữa bê tông với thành hố rất lớn sẽ được bóc gỡ lớp màng này ra, trộn lẫn với phần bê tông xấu trên cùng; mặt khác trong quá trình tồn tại, sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng trong đất sẽ được phần đất này trở lại bình thường. Nói chung độ dày của lớp này rất nhỏ, không ảnh hưởng đáng kể đến ma sát đất – cọc, sự giảm, nếu có, không đáng được xét đến một cách chi tiết trong tính toán (vì đã được vào hệ số triết giảm theo phương pháp thi công)

Câu 34: Em thấy móng có nhiều loại, mỗi loại có cách tính riêng liệu có phần mềm nào cho từng loại móng không?
Tính toán móng thường rất đơn giản do đó không cần phải có phần mềm riêng, các Kỹ sư thường dựa vào Excel để lập các bảng tính cho mình. Riêng phân tích móng mềm (móng băng, móng bè) có thể sử dụng các phần mềm kết cấu thông dụng hiện nay cũng được. Trong số các phần mềm có thể dùng để phân tích móng, SAFE là một phần mềm dễ sử dụng. Ở Bộ môn, đã có nhiều sinh viên tin học thực hiện các phần mềm theo yêu cầu nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở đó vì không có triển vọng thương mại.

Câu 35: Trong móng cọc hqu là đoạn nào? từ mặt đất đến đáy dài hay đến mũi cọc?
hqu được tính từ mặt đất đến mũi cọc.

Câu 36: Giả sử do yêu cầu kiên trúc một phần ngôi nhà nằm trên đất và một phần nằm dưới nước (chẳng hạn nhà nằm bên hồ) thì móng của công trình cần lưu ý gì và nguyên tắc cơ bản để tính toán móng cho công trình này như thế nào?
Đây là một tình huống thú vị trong thiết kế, có nhiều khả năng có thể xảy ra cũng như có nhiều phương án để đối phó. Thông thường các móng có cao trình khác nhau, có thể có cấu tạo khác nhau, có bản chất khác nhau. Điều này tùy thuộc ý muốn chủ quan của Kỹ sư thiết kế, khả năng tài chính của Chủ đầu tư, điều kiện thi công cụ thể và năng lực của Nhà thầu thi công. Điều quan ngại chính là sự làm việc đồng thời của móng với kết cấu bên trên do đó trước hết nên chọn sơ đồ kết cấu mạch lạc, cố gắng tránh các tác động gây ra ứng suất phụ theo các phương cho kết cấu bằng các giải pháp móng có độ tin cậy cao, chẳng hạn phần dưới nước có thể dùng móng cọc và do đó phân trên cũng dùng móng cọc mặc dù đáng ra không cần phải thế hay tát cạn nước để có thể đặt móng nông cho cả trên và dưới...Sơ đồ móng lựa chọn rõ ràng, phân tích móng như các trường hợp thông thường khác sau đó đưa toàn bộ hệ móng cùng kết cấu bên trên vào sơ đồ phân tích tổng thể để có thông tin tin cậy cho thiết kế lại toàn bộ công trình.

P/s: rất cảm ơn bạn Bùi Duy Điệp trong câu lạc bộ x50 đã gửi 36 câu hỏi và câu trả lời rất rõ ràng, dễ hiểu về nhóm: " THẢO LUẬN ĐỒ ÁN NỀN MÓNG".


Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

LIÊN KẾT WORD vs EXCEL.

LIÊN KẾT WORD vs EXCEL.
Như các bạn đã biết trong excel ta có thể liên kết các ô với nhau, liên các các bảng (sheet) với nhau, thậm chi có thể liên kết các file excel khác nhau.
Nhưng 1 điều mình thấy các bạn ít đê ý đến là việc liên kết giữa excel với word.
Mình nói cụ thể trong đồ án kinh tế đầu tư.
Việc liên kết các bảng với nhau và với word là 1 điều rất cần thiết, BẠN THỬ HÌNH DUNG có tới 40 bảng excel và số trang word lên tới hơn 100, Mà việc phải “YÊU LẠI TỪ ĐẦU” qua các lần thông phải đến 99%, sai thì sửa nhưng việc sửa như thế nào để các bạn đỡ mất thời gian nhất.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Copy bảng trong ecxel (Ctrl+C, chuột phải>copy, tùy)
Bước 2: Click chuột vị trí cần paste trong word
Bước 2: Home/(mũi tên đi xuông PASTE) paste special/chọn như hình vẽ.
Việc thay đổi trong excel, trong word sẽ tự động cập nhật theo.
Chúc các bạn thành công
-qvb-


Nội suy 2 chiều trong excel

Trong bài tập lớn cơ đất, đồ án bê tông và nhất là đồ án nền móng có những phần tính lún nội suy rất nhiều.
mình thấy các bạn thường nội suy bằng Casio, 1 số bạn lười còn maso phần nội suy này. Như thế thì không nên.
Để rút ngắn thời gian nội suy và chính xác 100% mình gửi tới các bạn hàm nội suy 2 chiều trong excel:
Dưới đây là 1 ví dụ nhỏ.

Sai chính tả cơ bản trong word



Chưa nói về nội dung, đây là các lỗi chính tả các bạn nên tránh trong tất cả các tài liệu, văn bản mà mình chắp bút sau này.

Bài tập: Đề nghị các bạn typing lại cho đúng chính tả đoạn văn trong hình. Khi tôi bấm like bài viết nào có nghĩa là bài đó đúng chính tả, chúng ta sẽ dừng lại nhé.

Sorry tác giả, tôi chỉ muốn lấy ví dụ để các bạn hoàn thiện thêm thôi. Các bạn được phép sai ở đây, nhưng sau này đi làm thì không được lặp lại nữa.

Thay đổi kích thước móng

bạn đã có 1 bản vẽ hoàn chỉnh, nhưng lại không giống kích thước của mình
khoan hãy phá khối rồi điền số (ma số)
cách này hay và đúng kích thước hơn.
ví dụ:
bạn đã có 1 móng 2300x2600 và muốn điều chỉnh về móng của mình 1800x2400
b1: tạo block với chiếc móng này.
b2: insert với tỉ lệ x: 24/26
y: 18/23
enter
móng cọc, móng đơn, bệ móng làm tương tự, mình nghĩ chưa đến 1 ngày để xong 1 bản vẽ và đúng
đây cũng là 1 cách học.
các bạn học thêm được vài lệnh mới.
tất nhiên để bản vẽ hoàn chỉnh thì vẫn phải tự vẽ nhiều nữa chứ.
nhưng cái nào nhanh được thì mình nhanh
trên đây là ý kiến cá nhân của mình, bạn nào có cách nhanh hơn và hiệu quả hơn có thể chia sẻ nhiệt tinh nhé

Lưu tự động trong word 2007

Chế độ lưu tự động trong word.
Phòng khi mất điện hoặc khi quen tay:
Do you want to save?
No ^^ :)) (mình bị nhiều lần rồi, đồ án dở khóc, dở cười)
Hình ảnh: Chế độ lưu tự động trong word. Phòng khi mất điện hoặc khi quen tay: Do you want to save? No ^^ :)) (mình bị nhiều lần rồi, đồ án dở khóc, dở cười)

Autocad 2013

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

PHẦM MỀM THỐNG KẾ THÉP DELTA TIP 3.0

Phần mềm thống kê thep Tip 3.0 miễn phí ,không cần đăng ký sử dụng
Một số hình ảnh phần mềm:




Dowload :         tại đây:
               Hoặc tại Đây

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Đôi dòng suy nghĩ của người đã học quy hoạch.

 Đã từng có rất nhiều người hỏi tôi như thế này :"Quy hoạch đô thị là gì???", nếu như là ngày khi còn là cậu sinh viên năm nhất trong trường Đh kiến trúc tôi sẽ không ngần ngại mà giải thích rằng :" quy hoạch đô thị là 1 môn nghệ thuật sắp đặt để làm cho đất nước có những đô thị và có những vùng nông thôn đẹp hơn, hiện đại hơn." nhưng sau này đi làm, tìm tòi học hỏi thêm và được tiếp xúc với các bạn nước ngoài và các kiến trúc sư quy hoạch tôi nhận ra rằng hình như những điều mình nghĩ về ngành quy hoạch đô thị chỉ là một góc rất nhỏ của nó. 

    Theo tôi cảm nhận có lẽ quy hoạch ở đây là phải là “làm sao cho dây điện đứt nhưng không chết người vì có hành lang bảo vệ hoặc được chôn ngầm” (hạ tầng kỹ thuật và quản lí đất đai), là “làm sao đường không ngập lụt” (thoát nước đô thị), là “làm sao tài xế xe buýt dừng xe khi người dân kêu cứu” (qui hoạch và quản lí giao thông công cộng), là “làm sao ông giám đốc sở điện lực và thậm chí ông bộ trưởng bộ năng lượng đứng ra nhân trách nhiệm và xin lỗi với gia đình nạn nhân cũng như đồng bào” (quản lí đô thị), và quan trọng hơn, là “làm sao sự cố sẽ được đem ngay vào giáo trình ngành điện, ngành qui hoạch và quản lí đô thị dạy cho sinh viên, cũng như tai nạn sẽ là bài học đầu tiên và cuối cùng” (giáo dục – đào tạo về qui hoạch đô thị).

    Bạn sinh viên ngành qui hoạch ơi, những gì mà nhà trường ở Việt Nam dạy bạn về qui hoạch chỉ là một góc rất nhỏ như là một cái lá của cây đại thụ mang tên qui hoạch. Nếu bạn vào trang web của Hội qui hoạch Mĩ (planning.org), bạn sẽ được giới thiệu ngắn gọn thế này:

“Qui hoạch là gì? Qui hoạch, cũng gọi là qui hoạch đô thị hay qui hoạch thành phố và vùng, là một lĩnh vực chuyên môn luôn biến đổi và có tính mục đích nhằm năng cao chất lượng sống và hạnh phúc của con người và các cộng đồng bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả và hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Qui hoạch là công cụ giúp các các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công dân đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của con người.

Qui hoạch tốt giúp tạo ra những cộng đồng vĩ đại trong đó mọi người có nhiều lựa chọn tốt về cách và nơi mà họ muốn sống.

Qui hoạch giúp các thành viên của mỗi cộng đồng tham gia vào việc định hướng phát triển của cộng đồng đó và giúp họ tìm thấy một sự cân bằng giữa sự phát triển (đô thị) với việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, bảo vệ môi trường và những biến đổi trong khoa học và công nghệ”.

Thực tế là đô thị đã trở thành một thực thể phức tạp và qui hoạch cần một tư duy rộng bao trùm nhiều lĩnh vực: kinh tế, giao thông, xã hội học, môi trường,… thay vì những kiến thức thiên về thẩm mĩ và kĩ thuật xây dựng. Qui hoạch trở thành một ngành khoa học về quyết định chính sách (decision-making) liên quan đến đô thị. Thay vì đưa ra sản phẩm là những bản thiết kế cụ thể và chi tiết, sản phẩm của qui hoạch đô thị là những bản đồ định hướng và những kèm theo đó là những chính sách nhằm đạt tới một mục tiêu phát triển hoặc một chất lượng sống nhất định trong đô thị.

Còn với phương pháp mà chúng ta đang thực hiện thì kết quả chỉ là tình trạng qui hoạch “treo” (vì không xài được), là “qui hoạch chung thì quá chi tiết còn qui hoạch chi tiết thì quá chung chung” (Ông Hoàng Văn Nghiên). Thử tưởng tượng cả một đô thị vài triệu dân được qui hoạch phía bắc bờ sông Hồng, bên huyện Đông Anh, với những tòa nhà chọc trời mà không dựa trên những nghiên cứu về nhu cầu thị trường (văn phòng và nhà ở), về năng lực tài chính (ai sẽ bỏ ra hàng trăm tỉ đô la?) và tính hiệu quả về hạ tầng (cần xây bao nhiêu cây cầu để vượt sông Hồng?).
Ai cũng gọi qui hoạch là một ngành khoa học dự báo, hoạch định phát triển trong tương lai thế nhưng các trường qui hoạch chủ yếu dạy sinh viên làm các đồ án thiết kế với đề bài có sẵn. Trong khi đó, để thực sự dự báo, sinh viên cần học về toán thống kê, kinh tế học, dân số học, tương lai học, xã hội học và một số lĩnh vực nóng như vấn đề giá dầu mỏ (tài nguyên này đang cạn kiệt, 50 năm nữa liệu con người có còn dùng động cơ đốt trong). Hãy thử ngẫm xem xã hội VN đã thay đổi cơ bản như thế nào trong 25 năm vừa qua để mà suy nghĩ xem liệu 25 năm tới điều gì sẽ xảy ra. Những bản qui hoạch, buồn cười thay, hoàn toàn dựa trên hiểu biết và khát vọng của chúng ta về ngày hôm nay.

Một vấn đề bi đát nữa là VN vẫn chưa có qui hoạch giao thông theo đúng nghĩa của nó: dự báo lưu lượng giao thông, từ đó đưa ra qui mô hệ thống giao thông phù hợp. Sự việc nghiêm trọng này hoàn toàn do lỗi của nhà nước vốn không tiến hành những thống kê cần thiết để dựa trên đó làm qui hoạch giao thông. Cũng nói thêm là VN chưa có trường nào dạy về qui hoạch giao thông cả mà chỉ có các chương trình dạy về kỹ thuật xây cầu và đường. Đây là một nguyên nhân cơ bản, cùng với việc thiếu một hệ thống giao thông công cộng tốt và không kết hợp qui hoạch giao thông trong sử dụng đất, dẫn đến tình trạng tệ hại hiện nay.

Do vai trò quản lí yếu kém của nhà nước, đô thị phát triển tràn lan không kiểm soát (kém hiệu quả về hạ tầng kỹ thuật và xã hội), đất nông nghiệp liên tục bị chuyển đổi thành đất công nghiệp nhằm mục đích chiếm dụng đất trong khi chủ đầu tư không có năng lực tài chính để thực hiện dự án. Hiện tượng này là nguồn gốc của bất ổn xã hội và đẩy giá lương thực lên cao trong khi bần cùng hóa người nông dân.

Các bản qui hoạch đô thị là những bản vẽ tương đối cụ thể với ít nghiên cứu về hiện trạng và hạn chế về khả năng dự báo tương lai. Ngoài ra phương pháp qui hoạch hiện nay tách rời các lĩnh vực chuyên môn vốn gắn kết với nhau như qui hoạch giao thông và qui hoạch sử dụng đất là một hiện tượng điển hình. Chưa kể việc quản lí qui hoạch yếu kém và không minh bạch. Những hạn chế này dẫn đến việc các bản qui hoạch thường xa rời thực tế, mang nặng tính hình thức và do đó, luôn bị thay đổi và không giúp giải quyết các vấn nạn đô thị hiện tại. Các nhà quy hoạch của chúng ta thì sao??? thực trạng luôn...xin hỏi liệu có bao nhiêu phần trăm trong các sở các viện quy hoạch là những người tài, hay chỉ những người dựa vào con ông cháu cha, cha về thì con kế chân. nhận được dự án là ngồi bám chặt vào 4 cái chân bàn rồi tính tính toán toán để rồi đưa ra các bản vẽ rất chi là bắt mắt nhưng lại không hề có tính chiến lược trong tương lai

   Để rồi... trên các trang báo hàng ngày vẫn có những bài viết được đưa lên "dây điện thành thòng lọng làm chết người" , "xe máy bị thụt hố ga" hay "em nhỏ chết đuối do rơi xông hố công trình"...Các nhà quy hoạch ơi!!! xin hãy thức tỉnh lại đi...đừng vô trách nhiệm để khiến cho hàng triệu người dân khổ... đừng để đất nước Việt Nam chúng ta lại để cho các kiến trúc sư nước ngoài sang để quy hoạch hộ, làm thế thì đến 1 ngày nào đó, chúng ta sẽ bị lịch sử kết tội đó 

   P/S: trên đây là đôi điều suy nghĩ của tôi- 1 người đã từng học quy hoạch...mong anh em ném đá nhẹ tay :))
                                                                                                KTS. TÙNG THANH